ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TẦM NHÌN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Đăng lúc: Chủ nhật - 05/01/2020 23:52 - Người đăng bài viết: Nguyen Quoc Chinh
ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TẦM NHÌN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TẦM NHÌN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng (MTUD) ở Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tựu to lớn sau nhiều thập kỷ phát triển. Nhưng trong thành tựu đó, vẫn còn rào cản và thách thức đến từ nhiều mặt, của xã hội, của cơ chế, của nền kinh tế….Thực tại này buộc các cơ sở đào tạo MTUD cần có những giải pháp, tầm nhìn, chiến lược nhằm đưa công tác đào tạo MTUD nói riêng và nền giáo dục đại học nói chung phát triển mạnh mẽ. Tầm nhìn, chiến lược đó nằm ở các lĩnh vực liên quan đến công tác đào tạo như chương trình, liên kết đào tạo, người dạy, người học, cơ sở vật chất….Đối mặt với rào cản, với thách thức để từ đó tìm ra những hướng đi, tháo gỡ khó khăn, tiến về phía trước, tạo ra những thay đổi phát triển, giúp nâng cao vị thế công tác đào tạo MTUD là hướng đi đúng đắn, là chìa khóa chính thống, góp phần mở cửa sự phát triển của nền kinh tế và của dân tộc. Từ khóa: Đào tạo MTUD, tầm nhìn, chiến lược phát triển
  1. Đặt vấn đề
Xã hội phát triển đã tác động nhiều đến các lĩnh vực của đời sống như: văn hóa, kinh tế, khoa học, chính trị, xã hội và giáo dục…Phát triển đào tạo gắn với nhu cầu xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, là chiến lược hàng đầu mà các cơ sở đào tạo MTUD trên cả nước đang nỗ lực thực hiện, nhất là khi xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực...nền kinh tế thay đổi, nhu cầu tiêu dùng của con người trong xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi lớn hơn và cùng với sự phát triển của khoa học, sự ra đời một ngành đào tạo Design - Thiết kế (Mỹ thuật ứng dụng) là nhu cầu thiết yếu của nền Công nghiệp hiện đại. Việc chấp nhận một sản phẩm thiết kế mới vào thị trường phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng tiêu dùng trong xã hội, chúng ta không thể quên rằng mọi thiết kế sáng tác của chúng ta là nhằm tạo nên một cuộc sống chất lượng hơn bằng các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, con người nhìn thấy và cảm nhận mọi thứ tạo ra xung quanh cuộc sống được hiển thị bởi các ngành thiết kế - vì vậy thiết kế không thể xa rời cuộc sống.
Thiết kế luôn gắn liền với cuộc sống, gắn liền với sự phát triển của xã hội, để làm được điều này đòi hỏi công tác đào tạo cần có sách lược, chiến lược phù hợp như: “Hc đi đôi vi hành”, “Đào to phi gn vi thc tin”, “Lý thuyết đi đôi thc hành” những cụm từ này gắn liền công tác đào tạo với doanh nghiệp, và chúng ta cũng thấy rõ: Đi hc là nơi tp hp các đi ngũ các nhà khoa hc hàng đu, trong khi đó doanh nghip có thế mnh trong nm bt th trưng - đu tư và trin khai thương mi hóa đ chuyn giao công ngh, các kết qu nghiên cu. Do vậy việc gắn kết đào tạo với doanh nghiệp được coi là mô hình kết hợp nghiên cứu và sản xuất kinh doanh đúng hướng trong xu hướng phát triển hiện nay.
Bên cạnh việc kết hợp đào tạo với doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo MTUD còn cần đẩy mạnh các giải pháp về chất lượng đào tạo, về chương trình giảng dạy, về người học, về cơ sở vật chất, về các phương thức liên kết với các cơ sở đào tạo cùng ngành nghề….để có thể đưa công tác đào tạo MTUD phát triển có tầm nhìn và có chiến lược mạnh mẽ.
2. Tầm nhìn, chiến lược đào tạo kết hợp doanh nghiệp
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là một xu hướng quan trọng trong sự phát triển của giáo dục đại học hiện đại. Các doanh nghiệp có vai trò quyết định trong tạo lập các liên kết và đưa các hoạt động hợp tác cụ thể từ liên kết đó vào các chương trình thực tiễn. Doanh nghiệp cần quảng bá, phổ biến nâng cao nhận thức, coi hợp tác với đại học là phương tiện góp phần thức đẩy và phát triển doanh nghiệp, đóng góp cho phát triển doanh thu, kinh tế - xã hội đất nước. Xây dựng mối liên kết lâu dài để chia sẻ, phát triển tri thức công nghệ mới.
Nhận thức được như vậy thì liên kết doanh nghiệp với đào tạo có vai trò xây dựng các chính sách, quản lý quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ…thúc đẩy sáng tạo trong sinh viên bằng các hình thức hoạt động mang tính sáng tạo design trong cuộc sống, xây dựng các phong trào thi sáng tác, xây dựng khởi nghiệp…cụ thể về vai trò của doanh nghiệp xây dựng các chính sách, tiến hành các biện pháp thích hợp trong triển khai các mục tiêu liên kết.
Hiện nay, trong thực tiễn hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường ở một số cơ sở đào tạo, một số doanh nghiệp thường gặp phải vấn đề là họ không muốn hợp tác với doanh nghiệp nhà trường hoặc việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp bị gián đoạn ngay từ đầu. Tại sao một số doanh nghiệp không muốn hợp tác với cơ sở đào tạo? Bởi: Thứ nhất, chất lượng của sinh viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu, và rất khó thích ứng với nhu cầu phát triển doanh nghiệp; Thứ hai, doanh nghiệp không có được hoặc quá ít lợi nhuận trong các dự án hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, hoặc không thể mang lại lợi nhuận rõ ràng; Thứ ba, thiếu sự bảo vệ pháp lý; Thứ tư, nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không đủ. Vì những yếu tố này, việc các doanh nghiệp thiếu động lực và nhiệt huyết khi tham gia vào sự hợp tác, đã hạn chế nhiều sự hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, , từ đó tác động không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân sự có tay nghề. Do đó, cần phải cải thiện hơn nữa cơ chế hoạt động lâu dài của sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, tăng cường động lực nội bộ của doanh nghiệp tham gia hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đối với trường đại học môi trường cạnh tranh, hội nhập quốc tế, sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường phải quan tâm đến thương mại hóa sản phẩm thiết kế sáng tạo, quan tâm đến phát minh sáng chế...Vì vậy vai trò của nhà trường ngày càng trở nên quan trọng trong kết nối với doanh nhân và các tổ chức, các ngành nghề truyền thông và công nghiệp
Các hình thc hp tác giữa trưng đi hc và doanh nghip
Doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên đến thực tập, thực tế, doanh nghiệp cung cấp thiết bị, công nghệ, kỹ thuật hỗ trợ thao tác, chế tác, thực hiên sản phẩm, hỗ trợ kinh phí.
Doanh nghiệp cung cấp thiết bị công nghệ, hỗ trợ kinh phí cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập cho trường đại học.
Tuyển các nhà khoa học từ trường đại học vào doanh nghiệp tư vấn, sáng tác theo thời hạn chiến lược của chương trình công ty.
Doanh nghiệp tham gia hội đồng tư vấn chuyên môn trong trường đại học.
Doanh nghiệp khai thác giá trị thương mại từ các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật, các nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên các cấp theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Xây dựng các xưởng thực hành, trung tâm trong trường để đầu tư nghiên cứu, sáng tác sản phẩm mẫu và chuyển giao công nghệ.
Trường xây dựng các xưởng thực hành, trung tâm triển khai các bản vẽ nắm sát ý tưởng sáng tác và thực thi các công trình, sản phẩm theo nhu cầu xã hội (gọi xưởng tạo nguồn nhân lực, có các doanh nghiệp hỗ trợ thực tế).
Doanh nghiệp và nhà trường thường xuyên có những tương tác hỗ trợ sinh viên thư giãn tạo tinh thần tốt, lấy được lửa sáng tác. Cùng sinh viên tác nghiệp nghề tại các địa phương, các tỉnh hoặc các nơi di tích lịch sử, danh lam phong cảnh đặc trưng, các làng nghề truyền thống…
Doanh nghiệp có thể thực hành kỹ năng, thao tác các sản phẩm theo tiêu chuẩn công nghệ cao phát triển nhu cầu xã hội (thao tác tại trường các giờ chuyên đề, giờ thực hành và ngoại khóa…)
Dựa vào các chiến lược công ty phát động, các chương trình thi sáng tác để tất cả các sinh viên tham gia như là một động lực bên lề trường học (hoạt động chuyên môn có quà, thưởng, hoặc giải khích lệ…)
Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho các sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức (cho học bổng cả 5 năm học với mức học theo quy đinh, thông tư chính phủ, cung cấp công việc làm tại công ty, thăm hỏi với các lớp các sinh viên...)
Doanh nghiệp có thể có các suất học bổng định kỳ nhất định theo tiêu chí của Bộ giáo dục & Đào tạo.
Doanh nghiệp tạo điều kiện tốt về công nghệ cho các nhà khoa học, các giảng viên uy tín các phương tiện giảng dạy cập nhật tiên tiến.
Tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng thực hành
Li ích ca trưng đi hc và doanh nghip
Kiến thức và công nghệ là hai yếu tố quan trọng nhất cho việc phát triển trường đại học và doanh nghiệp. Về kiến thức, trường đại học luôn phong phú, đi đầu trong nghiên cứu, sáng chế, sáng tạo và ngược lại công nghệ với doanh nghiệp là không ngừng phát triển cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, trong kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất - trường đại học là trung tâm nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm mới đẹp, thẩm mỹ cao hữu dụng - công nghệ mới là nơi doanh nghiệp phát triển bền vững để đưa các sản phẩm thiết kế đẹp hữu dụng vào cuộc sống tiêu dùng.
Việc gắn kết với trường đại học doanh nghiệp còn quảng bá được thương hiệu. Việc tuyển chọn người tài vào công ty, đáp ứng nhu cầu tuyển chọn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất phát triển kinh doanh. Đây cũng là thuận lợi trong phát triển cạnh tranh thương hiệu của công ty, xây dựng chiến lược cạnh tranh bền vững cho sự phát triển của công ty.
Đối với trường đại học nâng cao nghiên cứu, tăng cường đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên chuyên môn sâu, tăng cả về chất lượng, số lượng, khẳng định được các giá trị sáng tác thiết kế trên thị trường phục vụ nhu cầu đời sống trong xã hội - nâng cao uy tín ngành, thương hiệu nhà trường.
3. Luôn cập nhập và nâng cấp phương pháp giảng dạy từ phía người dạy
Giáo viên giảng dạy được coi là trái tim của các trường nói chung và của các trường đào tạo MTUD nói riêng. Sinh viên ngành MTUD thường coi giáo viên là những người “am hiểu giấc mơ”, và là người góp phần rất lớn để sinh viên MTUD đạt được ước mơ, kỳ vọng đó.
Để làm được điều này và hơn hết là thức đẩy đào tạo phát triển, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên là vô cùng lớn, là trái tim của mọi chiến lược. Người giáo viên giảng dạy trên lớp là người lãnh đạo trong quá trình giảng dạy. Do đó, giáo viên cần có ý tưởng sáng tạo trong việc cập nhật cấu trúc kiến thức, thay đổi ý tưởng phương pháp giảng dạy theo tình hình thực tế, liên tục hoàn thiện và cải tiến phương pháp để kích thích sự quan tâm tích cực của sinh viên. Việc cập nhật phương pháp và ý tưởng giảng dạy xuất phát từ nền tảng kiến thức rộng, thu thập kỹ lưỡng, quan điểm chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm giảng dạy, làm chủ các phương pháp. Bên cạnh đó, giảng đường là nơi sinh viên học tập, trong nhiều tình huống, giáo viên nên thay đổi vai trò là người lãnh đạo trong lớp học và truyền đạt sáng kiến cho sinh viên, để sinh viên lãnh đạo lớp học. Việc này không chỉ có lợi cho vấn đề giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên, mà còn giúp sinh viên có những tư duy, suy nghĩ đột phá, sâu sắc, có hệ thống. Cách trao vai trò nhiều khi làm cho sinh viên nghĩ rằng giáo viên đã mang lại luồng gió mới, và nuôi dưỡng cách tư duy đa chiều cho sinh viên. Tăng khả năng tư duy toàn diện và có hệ thống trong việc nghiên cứu và phát triển ý tưởng.
Giáo viên cần phát triển phương pháp giảng dạy theo hướng tư duy có hệ thống bằng cách phối kết hợp các thành phần khác nhau của bài giảng như: chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, công nghệ, truyền thông. Sự phối kết hợp một cách có hệ thống này là điều rất cần thiết cho các giáo viên trong việc đào tạo mỹ thuật ứng dụng hiện nay.
4. Xây dựng các mô hình học tập song hành và gắn liền với thực tiễn
Học tập đi đôi với thực hành là cách thực tế nhất từ trước đến nay nền giáo dục nước ta hướng đến. Trong đào tạo MTUD, việc học và hành này càng trở nên quan trọng. Các cơ sở đào tạo luôn hướng đến việc mở các xưởng thực hành để sinh viên có thể thực tập ngay sau những giờ học lý thuyết.
Trong quá trình tiếp thu lý thuyết tại xưởng, sinh viên có điều kiện để thấy người thầy thị phạm, thao tác trên máy móc, thiết bị. Đây là những bài học từ thực tế sinh động, giúp cho người học dễ nắm bắt kiến thức hơn là những bài giảng lý thuyết khô khan trên các giảng đường. Dạy và học hiện nay mang tính truyền bá kiến thức đại trà, do đó mô hình học tại xưởng hướng đến đào tạo từng con người về kỹ năng hành nghề. Trong quá trình học tại xưởng, các kỹ năng của sinh viên sẽ được bộc lộ và được tôi luyện. Được chứng kiến cách làm việc của các chuyên gia giúp cho sinh viên có những hứng thú trong công việc. Bởi lẽ, một hành vi sáng tạo nhiều khi gây nên niềm cảm hứng cho một hành vi sáng tạo khác.
Học tập trong các môi trường sản xuất của các doanh nghiệp mang lại lợi ích thiết thực. Những kiến thức mà sinh viên thu được xuất phát từ thực tế cuộc sống. Đó là những bài học sống động, bổ ích mà họ mang theo trong hành trang của mình sau khi tốt nghiệp [1]
5. Kết luận
Có thể nói, trong nhiều năm qua, công tác đào tạo MTUD đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào sự thành công cho tăng trưởng, phát triển kinh tế và thay đổi bộ mặt xã hội. Mặc dù công tác đào tạo MTUD còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, rào cản và thách thức như hiện nay, nhưng những thách thức đó đồng thời cũng mang đến nhiều cơ hội cho công tác đào tạo MTUD, để tìm ra những tầm nhìn, những hướng đi mới, mang lại nhiều giá trị hơn cho sinh viên và nguồn nhân lực MTUD. Bằng cách “bắt tay” với doanh nghiệp; Luôn cập nhập và nâng cấp phương pháp giảng dạy từ phía người dạy; Xây dựng các mô hình học tập song hành và gắn liền với thực tiễn; Tận dụng thành tựu của công nghệ mới, hợp tác với các lực lượng công nghiệp hiện có để đưa ra chiến lược xây dựng một mô hình đào tạo MTUD mới, có hiệu quả, giúp nhà trường, và sinh viên định hình một cách làm việc và học tập mới.
Thời điểm hiện tại chính là thời khắc tái tạo hệ thống đào tạo ở các trường đại học tại Việt Nam, từ đó xây dựng công tác đào tạo MTUD trở thành bệ đỡ, là nền tảng chuẩn bị đầy đủ hành trang về kiến thức, về kỹ năng cho sinh viên MTUD thành công trong một tương lai mới, trong một thế giới phát triển./.
 
 
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thanh Nam (2019). Đào tạo ngành tạo dáng công nghiệp với mô hình học tập tại xưởng. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Mở Hà Nội, tháng 5 năm 2019.
2. Nguyễn Lan Hương (2018). Đào tạo ngành MTUD trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0). Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Mở Hà Nội, tháng 8 năm 2018
3. Nguyễn Lan Hương (2019). Đào tạo ngành Design gắn kết doanh nghiệp. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Mở Hà Nội, tháng 5 năm 2019.
 
Tác giả bài viết : PGS.TS Nguyễn Lan Hương
Email: huongnttdcn@gmail.com

 

PHỤ LỤC ẢNH
Một số hoạt động đào tạo gắn với thực tiễn của Khoa Tạo dáng Công nghiệp,
Trường Đại học Mở Hà Nội
Đào tạo kết hợp với doanh nghiệp

Sinh viên trong giờ học chuyên đề với doanh nghiệp Vĩnh Tường, Việt Nam


Sinh viên trong giờ học chuyên đề với Công ty Koei Temo



Sinh viên trong giờ học chuyên đề với Công ty Elle Việt Nam   

Đào tạo kết hợp với việc thực hành tại xưởng





Sinh viên thực hành sáng tác định kỳ thường niên tại làng nghề Gốm Phù Lãng





Sinh viên thực hành tại làng nghề Gốm Bát Tràng
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết