ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0

Đăng lúc: Thứ hai - 08/04/2019 04:25 - Người đăng bài viết: Nguyen Quoc Chinh
.

.

Hiện nay ở Việt Nam với những ưu thế vượt trội của mình, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra những không gian mới cho các trường đào tạo nghệ thuật. Trong thế giới công nghệ, muốn tồn tại không chỉ có tư duy sáng tác mà còn phải có kĩ thuật để biến ý tưởng thành sản phẩm hấp dẫn người xem
Đặt vấn đề
            Lịch sử loài người đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cơ khí hóa) bắt đầu vào năm 1984 với đột phá về cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai  (điện khí hóa) diễn ra trong giai đoạn 1871-1914 thúc đẩy quá trình điện khí hóa với sự xuất hiện của động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (tự động hóa) bắt đầu vào năm 1969 dẫn đến sự xuất hiện của kỷ nguyên máy tính và tự động hóa. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (số hóa) là quá trình số hóa nền kinh tế và xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới và quan tâm đến lĩnh vực Văn học nghệ thuật với sự tiếp cận của công nghệ trong thời kỳ hội nhập.
            1.Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới 
            Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0”, lần đầu tiên được đưa ra ở Cộng hòa liên bang Đức (tại hội chợ Công nghệ Hannover năm 2011). Năm 2012, Chính phủ liên bang Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất trong các ngành chế tạo thông qua “điện toán hóa”. Từ đó đến nay, thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
Ngày 20/01/2016, diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ đã khai mạc với chủ đề “làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” như vậy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời trong bối cảnh:
        - Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 thế giới đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh, thay đổi căn bản mô hình phát triển theo hướng cân bằng hơn, hiệu quả và bền vững hơn, tìm ra các giải pháp công nghệ, tối ưu hóa quá trình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường
       - Trước sự cạnh tranh gay gắt của các nền kinh tế mới nổi, các nước công nghiệp phát triển đứng trước sức ép phải tái cơ cấu kinh tế để tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt nền kinh tế thế giới, nhất là trong các ngành công nghệ cao
        - Do xu hướng già hóa dân số và thiếu hụt lực lượng lao động của các nước công nghiệp phát triển và một nền kinh tế mới nổi, đòi hỏi các nước này đầu tư nhiều hơn vào khoa học - công nghệ nhằm bù đắp thiếu hụt lao động
        - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học, vật liệu mới, lưu trữ năng lượng...vừa là động lực, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc tiến hành cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. 
          2. Những đặc trưng của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
      - Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể: Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, còn được nhiều chuyên gia gọi là “Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư” đã bắt đầu từ những năm 2000, đặc trưng bởi sự hợp nhất. Không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số, sinh học và con người. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối internet và hệ thống kết nối internet.
       - Quy mô và tốc độ phát triển là theo cấp số nhân: (không có tiền lệ trong lịch sử) nhờ rút ngắn đáng kể thời gian từ khi các ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo được phôi thai trong các phòng thí nghiệm cho đến khi thương mại hóa ở quy mô lớn các sản phẩm quy trình mới được tạo ra trên phạm vi toàn cầu. (Tốc độ phát triển của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với cấp độ số cộng hay tuyến tính).
       - Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại: làm thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp - toàn cầu, khu vực, trong từng quốc gia. Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn hạn đến trung hạn.
       - Tác động đến cuộc sống: Mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn....
      - Tác động đến văn hóa, xã hội thông qua các kênh thông tin và mạng xã hội: điều đáng quan ngại nhất hiện nay là làm khuyếch đại các mâu thuẫn và xu hướng làm gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu nói chung và tại các nước phát triển nói riêng.
       3. Lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật và cuộc cách mạng CN 4.0
          Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới và đã chủ động tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, thế giới ngày càng phẳng hơn, nhỏ hơn với nhiều thời cơ và cả những thách thức đan xen trong trung hạn và dài hạn, cụ thể là :                                                         
        - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới bước vào giai đoạn khởi phát: Đây là cơ hội quý báu cho lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật để tiếp cận với lĩnh vực khoa học công nghệ mới, tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đi tắt đón đầu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới khi thay đổi sự hoạt động của các thiết chế văn hóa
        - Công nghiệp biểu gắn với công nghiệp thông tin, truyền thông với các sản phẩm truyền hình trực tuyến, giao lưu trực tiếp giữa khán giả và nghệ sĩ như mô hình chiếu chèo ngày xưa nhưng ở mọi lúc, mọi nơi ko giới hạn lượng khán giả (chứ không phải là các sân khấu trong nhà hát với lượng khán giả nhất định,biểu diễn theo thời gian cụ thể)
       - Công nghiệp thông tin, báo mạng trên internet trực tuyến mang tính thời sự cao sẽ thu hẹp lĩnh vực báo giấy, tập san, tạp chí và truyền hình sẽ phải thay đổi bởi công nghệ 4G và mạng xã hội, v.v... Truyền hình thực tế và truyền hình trực tiếp sẽ thống lĩnh lĩnh vực thông tin, truyền thông. 
        - Bảo tàng, thư viện, triển lãm thông qua công nghệ thông tin sẽ giúp cho mọi người ngồi nhà mà vẫn chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật, di sản nhân loại và các thành tựu mới của thế giới v.v..
       - Tạo cơ hội cho lĩnh vực văn hóa có điều kiện tác động đến xã hội thông qua các kênh thông tin và mạng xã hội: qua các ảnh hưởng của sản phẩm văn hóa với các hình ảnh động, 3D và trực tiếp giữa khán giả và nghệ sĩ.
       - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo cơ hội cho ngành văn hóa chuyển dịch cơ cấu lao động: từ mặt bằng lao động văn hóa nghệ thuật chủ yếu là người có năng khiếu sang những người lao động có trình độ lao động sáng tạo nghệ thuật trong khoa học, công nghệ để sản xuất các sản phẩm văn hóa,thể dục thể thao và du lịch   
- Môi trường kết nối cao về internet và các trang mạng xã hội: sẽ tạo ra nhiều sức ép đối lĩnh vực bản quyền và thách thức về quản trị sản phẩm của ngành. Do vậy, cần có sự thay đổi căn bản trong việc xử lý quan hệ với công chúng và quản trị nhà nước. 
        - Việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước rất hạn chế: Do vậy, nếu không chuyển hóa những thành tựu công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại để giành lợi thế phát triển tạo thành năng lực nội sinh của ngành văn hóa thì chúng ta ngày càng phụ thuộc vào công nghiệp giảitrí ở nước ngoài. 
        - Về lĩnh vực giải quyết việc làm: Do lao động được thay thế bởi công nghệ và thiết bị thông minh do vậy nó sẽ tác động trực tiếp đến các việc làm của các ngành văn hóa, mà Việt Nam đang có thể mạnh về số đông. Trong xu thế phát của thế giới, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi thế, đây cũng là một thách thức không nhỏ để nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các lĩnh vực ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế trong điều kiện xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước.
Cơ hội về việc làm của sinh viên nghệ thuật trong thời đại công nghiệp 4.0.
           Cách mạng 4.0 này có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế,  người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, thất nghiệp. Điều đó có nghĩa là, thế hệ trẻ cần có những bước đi tiên phong, sáng tạo để khẳng định bản thân trước những thách thức về cơ hội việc làm trong thời đại số hóa. Bên cạnh đó, các trường đại học cũng phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải.
         “ Dưới tác động của những đột phá về công nghệ, máy móc tự động xuất hiện sẽ dôi dư nguồn nhân lực, buộc lao động phải cạnh tranh tạo ra áp lực tâm lý ngày càng nhiều, con người càng ít thời gian để chăm sóc tinh thần, thiếu quan tâm đến các hoạt động làm cân bằng cuộc sống.
            Âm nhạc, công nghệ giải trí...trên các thiết bị công nghệ số sẽ là cứu cánh, giải pháp tự làm phong phú đời sống tinh thần để cân bằng với áp lực của con người.
Công nghệ sản xuất âm nhạc dựa trên thành quả kỹ thuật số sẽ lên ngôi. Âm nhạc trực tuyến không chỉ mang lại nguồn doanh thu cho ngành giải trí mà nó còn giúp cho việc quảng bá du lịch và xuất khẩu hàng tiêu dùng.
            Đây là cơ hội mà mọi sinh viên nghệ thuật có thể tự chủ động khởi nghiệp, thử thách bản thân.
Cách mạng công nghệ cũng kéo nghệ thuật thị giác phát triển theo. Vẽ điện tử bao gồm cả tranh và hoạt hình có thể được thiết kế nhanh và chi tiết nhiều màu sắc hơn nhiều so với truyền thống, nên ngày càng được ưa chuộng hơn.
           Sinh viên có tài năng sẽ có thể có cơ hội trở thành một “animator” cho các hãng phim hoạt hình. Hoặc đơn giản thành nghệ sĩ tự do, chia sẻ các tác phẩm sáng tạo, truyện tranh hay “fan art”....trên các trang mạng.
Sự bùng nổ ngành công nghiệp giải trí với các sản phẩm văn hóa xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú. Doanh thu của ngành công nghiệp giải trí ngày càng gia tăng. Đó là cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên mỹ thuật...
           Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu, dự báo Thiết kế đồ họa sẽ tiếp tục là lĩnh vực hot thu hút nhân lực trong tương lai.
Ngoài ra, sinh viên nghệ thuật, có thể mở ra hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc bằng công nghệ thực tế ảo.” (3)
Sinh viên phải học một số học phần trực tuyến để rèn luyện và tăng khả năng thích ứng linh hoạt, tăng kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh cho sinh viên.
          Các trường đại học cần tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, thu hút các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành về giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, các trường cần đầu tư cơ sở vật chất, phòng nghiên cứu, thực hành, thư viện hiện đại về tự động hóa, kỹ thuật số, công nghệ thông tin… để tạo ra môi trường làm việc tập trung, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để cho ra đời nguồn nhân lực trẻ, trí tuệ cao.
          Tuy nhiên, có thể thấy thách thức rất rõ của sinh viên nghệ thuật, trước hết từ quá trình đào tạo còn nặng truyền tải tri thức xem nhẹ dạy sáng tạo. Cơ cấu các ngành đào tạo về cơ bản tự phát dựa trên những cái mà nhà trường đang có.
          Công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông chưa làm tốt, chưa chú ý đúng mức đến tiềm năng, kỳ vọng cá nhân, xu hướng phát triển của thời đại và yêu cầu của xã hội.
Sinh viên nghệ thuật nói riêng và sinh viên nói chung đều đang phải đối mặt với các thách thức như: yếu về kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác; chưa quan tâm đến việc trải nghiệm và thực hành; thiếu kỹ năng làm việc và hợp tác trong môi trường đa văn hóa; hạn chế về ngoại ngữ…
          Sinh viên nghệ thuật cần chủ động hơn trong cách mạng 4.0
         Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các bạn sinh viên phải chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Trước thuận lợi và thách thức như trên, giúp sinh viên nghệ thuật chủ động hơn trước những thay đổi, đặc biệt do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, cụ thể:
          - Các trường ĐH đào tạo nhóm ngành nghệ thuật cần đổi mới đào tạo và nghiên cứu để đào tạo đội ngũ lao động có đủ tri thức và kỹ năng thích ứng với thời đại mới, với cách mạng 4.0. Chuyển quá trình dạy, từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học đặc biệt là năng lực sáng tạo- đặc trưng của nghệ thuật.
          - Cùng với đó, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận các chương trình giảng dạy trong khu vực và quốc tế. Có thể “nhập khẩu” chương trình,giáo trình chuyên ngành nghệ thuật ở các nước và tích hợp vào các chương trình đào tạo. Khuyến khích giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh ở các môn nghệ thuật
           - Cải thiện năng lực tiếng Anh cho sinh viên thông qua dạy chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh chuyên ngành. Chú trọng công tác thực hành, thực tập và tăng cường các hoạt động nhằm trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên.
            - Trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết. Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất trên Thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại.
Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫn.
             Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là biết từ vựng và hiệu quả, nghĩa là người học ngoại ngữ đồng thời phải học hỏi văn hóa nước khác để có cách diễn đạt phù hợp. Cũng như vậy, việc học ngoại ngữ cũng cần gắn với mục đích đúng đắn nhất định, đó là phục vụ học tập, làm việc, giao tiếp và giải trí lành mạnh.
           - Tăng cường mối quan hệ hợp tác hai chiều giữa các trường đại học với các doanh nghiệp. Khi học đề cao giá trị nghệ thuật, nhưng khi hợp tác với doanh nghiệp thì tính thương mại, tính hữu ích là yếu tố quan trọng. Nên thay đổi chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận nhiều hơn với doanh nghiệp.
           4. Một số kiến nghị
               Để tận dụng được những cơ hội và đối phó với những thách thức từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư cần có những giải pháp sau:
              Thứ nhất, cần tăng cường nâng cao nhận thức cũng như đẩy mạnh tuyên truyền về những cơ hội và thách thức về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với lãnh đạo cấp cao, các cơ quan hoạch định chính sách cũng như khu vực doanh nghiệp, khu vực văn hóa nhất là công nghiệp giải trí, thông tin truyền thông đặc biệt là giới trẻ để có những chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp để tận dụng tốiđa những cơ hội do cuộc cách mạng này đem lại. 
              Thứ hai, triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế,của các sản phẩm văn hóa:văn học nghệ thuật.
            Thứ ba, thực hiện đổi mới chính sách văn hóa, nhất là công nghiệp giải trí, thông tin truyền thông của Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, nhằm mục đích phát triển ngành theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học công nghệ, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu các sản phẩm văn hóa, thể thao và du lịch nhất là công nghiệp giải trí,thông tin truyền thông.
            Thứ tư, tăng cường quảng bá để nâng cao nhận thức lớp trẻ, hướng sinh vào các ngành nhỏ,bắt đầu từ cấp mẫu giáo bằng các phương thức giảng dạy phức hợp như câu lạc bộ robots; Học tập nước tiên tiến trong việc đưa lập trình vào chương trình học từ những lớp dưới; khuyến khích tinh thần học tập suốt đời, học tập liên tục trên cơ sở tận dụng những công nghệ học tập mới dựa trên internet. 
            Thứ năm, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, phong trào đổi mới sáng tạo ở các cấp và các ngành trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật. Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực hội nhập đón nhận cách mạng công nghiệp thứ tư cho các hoạt động văn hóa, thông tin và sáng tác văn học nghệ thuật.
Tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật cần đầu tư xưởng thực hành cho các chuyên ngành: Đồ họa, Thời trang, Nội thất, Tạo dáng Công nghiệp…với đầy đủ các trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật để phục vụ cho việc đào tạo thực hành hiệu quả cho sinh viên, sau đó phục vụ cho các dịch vụ đào tạo, các khóa đào tạo ngắn hạn như: Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế thi công nội thất. Đào tạo các khóa ngắn hạn về sử dụng phần mềm thiết kế như: AutoCAD, 3ds Max, Video Art,CorelDRAW, Illustrator, InDesign, Photoshop…
Đó chính là thách thức mới, cơ hội mới và cũng là nhiệm vụ mới trong thời đại của nền công nghiệp 4.0 mục tiêu đổi mới đào tạo sinh viên ngành nghệ thuật tại Việt Nam.
             Kết luận
            Các ngành nghệ thuật thường có tính chất “ngẫu hứng”, có khi đăng kí học và dạy theo năng khiếu, sở thích của sinh viên chứ không theo nhu cầu của xã hội. Nên chăng các nhà nghiên cứu xã hội học cần phối hợp chặt chẽ với các trường để đưa ra những dự báo về ngành nghề “hot”, xu hướng tương lai nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Trường đại học cũng nên có mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để nắm bắt được nhu cầu về nhân lực, sự phát triển của thị trường, từ đó sẽ có hướng đào tạo ra những tài năng mà ngành đó đang thiếu và đang cần trong tương lai.
             Muốn hòa nhập tốt với cuộc cách mạng 4.0, sinh viên không nên trông chờ vào định hướng mà còn phải chủ động, tích cực hơn với nghề nghiệp của mình. Ngoài đam mê, nhiệt huyết, tự hào, chọn lựa kĩ càng, đừng lao theo số đông mà phải có sự cân nhắc, dự đoán. Trong quá trình học nên chú ý hoàn thiện bản thân, nâng cao vốn ngoại ngữ, giảm bớt cái tôi cá nhân, tìm hiểu về kĩ năng làm việc nhóm và nghiên cứu văn hóa truyền thống và luật quốc tế về bản quyền. Đó là những yêu cầu bắt buộc để khẳng định bản thân trong môi trường cạnh tranh đầy quyết liệt nhưng cũng dễ gặt hái vinh quang./.
HS. Đỗ Trung Kiên
 
 
Tư liệu tham khảo
1. Nguyễn Huy Văn (2017), “Tp chí X Thanh - bình lun văn ngh”, Trang 1,2 lĩnh vực VHNT và hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0
 2. Tham luận: Bạch Thị Lan Anh và Trịnh Thị Hà (2017), Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương, tại hội thảo “Tăng cưng cơ hi tiếp cn th trưng lao đng cho thanh niên và sinh viên Vit Nam sau khi tt nghip” tổ chức Hà Nội, (trang 3) “Sinh viên mỹ thuật với cuộc cách mạng 4.0 ”, thứ ba, ngày 7/11/2017. Báo giáo dục và thời đại
3. Báo điện tử của Bộ văn hóa thể thao và du lịch (2018).“Tác đng ca Cách mng công nghip 4.0 đi vi lĩnh vc văn hóa ngh thut”, ngày đăng 21/6/2018
 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết